Bài kiểm tra cuối tháng 10-2024
Bình là một học sinh lớp 1 rất nghịch. Em lấy kéo cắt một tờ giấy hình chữ nhật ra thành các mảnh nhỏ. Bình cắt theo chiều song song với các cạnh của hình chữ nhật (từ trái qua phải hoặc từ trên xuống dưới).
Yêu cầu bài toán như sau: Cho số lần cắt của Bình là n, tính số mảnh hình chữ nhật được tạo ra nhiều nhất có thể sau n lần cắt.
Hãy viết chương trình nhập vào số n là số lần cắt của Bình. In ra màn hình số lượng mảnh giấy nhiều nhất có thể.
Điểm: 2
Dọc theo một con đường thẳng người ta trồng một hàng gồm n cây xanh có khoảng cách đều nhau. Để trang trí cho con đường vào ban đêm, người ta gắn lên hàng cây một số bóng đèn theo quy tắc xen kẽ, cứ hai cây liền kề nhau thì một cây được gắn đèn, một cây không gắn đèn. Biết rằng để gắn một bóng đèn lên một cây thì cần chi phí với số tiền là x đồng.
Yêu cầu: Hãy tính tổng chi phí để gắn được nhiều bóng đèn nhất cho hàng cây.
Dữ liệu vào: chỉ gồm một dòng ghi hai số nguyên n và x cách nhau một dấu cách.
Giới hạn:
1≤n≤10^9
1≤x≤10^3
Kết quả: Ghi một số nguyên là kết quả tìm được của bài toán.
Input
5 10
Output
30
Điểm: 2
Cho 3 số nguyên dương n,a,b. Hãy cho biết có bao nhiêu tổng khác nhau tạo thành từ một dãy n số nguyên trong đó số có giá trị nhỏ nhất là a và số có giá trị lớn nhất là b.
Dữ liệu vào:
- Một dòng duy nhất ghi 3 số nguyên lần lượt là n,a,b
Giới hạn:
0<n, a, b < 10^9 </p>
Kết quả:
Một số nguyên duy nhất là kết quả của bài toán
Ví dụ:
Input
4 4 6
Output
5
Giải thích:
Có 5 trường hợp khác nhau của tổng:
18=4+4+4+6
19=4+4+5+6
20=4+4+6+6
21=4+5+6+6
22=4+6+6+6
Để hướng ứng chương trình Lá phổi xanh do Tỉnh đoàn phát động, Đoàn trường đã đào sẵn các hồ trồng cây dọc theo tường rào trường. Các hố được đánh chỉ số 1,2,3, ...
Hai lớp 9A1 và 9A2 mở đầu chương trình trồng cây. Đầu tiên, lớp 9A1 sẽ trồng cây vào các hố có chỉ số i thỏa mãn a ≤ i ≤ b và i chia hết cho k. Tiếp theo, lớp 9A2 sẽ trồng cây vào các hố có chỉ số j thỏa mãn c ≤ j ≤ d, j chia hết cho q và hố j chưa có cây. Cho trước các số a, b,k, c, d, q, hãy xác định tổng số cây hai lớp trồng được.
Dữ liệu
• Dòng 1: ba số nguyên a, b, k (0 < a < b< 10^6; 0 < k ≤ 100); • Dòng 2: ba số nguyên c, d, q (0 < c < d < 10^6; 0 < q ≤ 100).
Kết quả
• Dòng 1: số nguyên duy nhất là tổng số cây hai lớp trồng được.
Ví dụ:
Input
1 9 3
10 15 2
Output
6
Giải thích
Lớp 9A1 trồng ba cây ở các hố có chỉ số: 3, 6, 9.
Lớp 9A2 trồng ba cây ở các hố: 10, 12, 14.
Ví dụ :
Input
1 12 3
6 15 2
Output
7
Giải thích
Lớp 9A1 trồng bốn cây ở các hố có chỉ số: 3, 6, 9, 12.
Lớp 9A2 trồng ba cây ở các hố: 8, 10, 14. Vì lớp 9A19A1 đã trồng các hố
6 và 12 nên lớp 9A2 sẽ không trồng cây vào hai hố này nữa.
Ràng buộc:
• Có 70% điểm ứng với các test thỏa mãn b < c;
• 30% số điểm còn lại không có ràng buộc bổ sung.
Khoa và Hiếu đang mải mê cùng nhau giải quyết một bài toán hấp dẫn. Mỗi người viết ra một xâu, chỉ gồm các ký tự latinh in thường từ a đến z. Sau đó hai bạn cố gắng xóa một số lượng ít nhất ký tự có thể (có thể không xóa ký tự nào) để nhận được hai xâu có ký tự giống nhau, có nghĩa là xâu này có các ký tự giống xâu kia và ngược lại. Trông đơn giản nhưng bài toán lại trở nên hóc búa khi độ dài của hai xâu quá lớn so với tốc độ tính toán của hai bạn. Hãy giúp Khoa và Hiếu tính toán ra đáp số của bài toán nhé.
Yêu cầu: Cho trước hai xâu ký tự do Khoa và Hiếu viết ra, hãy tính tổng số lượng ký tự ít nhất cần xóa (ở cả hai xâu) để nhận được hai xâu có ký tự giống nhau.
Dữ liệu: Vào từ file văn bản LCS.INP gồm
Dòng đầu tiên chứa xâu S_1 do Khoa viết ra.
Dòng tiếp theo chứa xâu S_2 do Hiếu viết ra.
Kết quả: Ghi ra file văn bản LCS.OUT một số nguyên duy nhất là số lượng ký tự ít nhất cần xóa để nhận được hai xâu có ký tự giống. Dữ liệu đảm bảo bạn luôn tìm được một phương án xóa thỏa mãn đề bài.
Ví dụ:
input
hocsinhgioi
lopchin
Output
4
(Giải thích: Xóa ký tự s và g ở xâu S1, xóa ký tự l và p ở xâu S2, ta được hai xâu có giống nhau
Ràng buộc:
- Có 70% số test ứng với 70% số điểm của bài có |S1 |,|S2 |≤200.
- 30% số test còn lại ứng với 30% số điểm của bài có |S1 |,|S2 |≤300.\